Tác dụng phụ của Tổ Yến Sào là gì ? – BÀI 26
Được mệnh danh là đệ nhất trong bát trân, xếp vào hàng cao lương mỹ vị. Yến Sào là một thực phẩm bổ dưỡng giúp hồi phục sức khỏe, phù hợp với hầu hết mọi đối tượng. Tuy vậy, việc dùng Yến Sào có để lại bất kỳ tác dụng phụ nào hay không ?
Vậy ai và đối tượng nào không nên dùng Yến Sào ?
Tác dụng phụ của Tổ Yến
Trước khi nói đến tác dụng phụ của món Yến Sào, chúng ta phải xét đến từng trường hợp cụ thể. Sẽ có những đối tượng và những triệu chứng bệnh chúng ta nên hạn chế dùng Yến. Hoặc dùng theo chỉ định của bác sỹ là tốt nhất.
Những trường hợp sử dụng Yến Sào không đúng
Ăn Tổ Yến tùy tiện và lạm dụng quá nhiều
Trong thực tế, Tổ Yến hay bất cứ một thứ gì nếu chúng ta lạm dụng đều không cho kết quả tốt. Nhiều người cho rằng với những tác dụng bổ dưỡng của Yến Sào thì dùng càng nhiều càng tốt. Thậm chí là thay cả những bữa ăn chính trong ngày.
Quan điểm này hoàn toàn không chính xác. Vì định lượng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể là có giới hạn. Và nếu chúng ta nạp quá nhiều Tổ Yến sẽ chỉ gây lãng phí mà thôi. Có 2 trường hợp xảy ra như sau.
Với người khoẻ mạnh khả năng hấp thu tốt. Sẽ không có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra cả.
Tuy nhiên, với trẻ em và người cao tuổi, hệ tiêu hóa bị suy yếu. Việc dung nạp quá nhiều đạm (có trong Yến ) sẽ dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu. Hậu quả, là cơ thể sẽ đào thải, xảy ra triệu chứng tiêu chảy.
*Lưu ý cuối cùng: Yến Sào chỉ là thực phẩm bổ sung, không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh. Mọi người cần chú ý dùng song song chứ không thay thế bất kỳ thành phần nào của thuốc nhé.
Ăn vô tội vạ, bất kể thời điểm trong ngày
Cũng như ở trên đã đề cập, việc dùng Yến thay thế các bữa ăn chính trong ngày là không đúng. Chúng ta chỉ nên dùng Yến như bữa ăn phụ để bồi bổ các dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể.
Việc dùng Yến vô tội vạ, và dùng bất kể ngày đêm. Đối với Yến Sào, để phát huy tối đa công dụng, chúng ta phải dùng đúng cách. Sau các bữa ăn chính, cơ thể chúng ta đã nạp nhiều chất dinh dưỡng rồi. Nên nếu dùng thêm Yến sẽ gây mất tác dụng.
Dùng Yến sai cách sẽ không cho hiệu quả mong muốn, chứ không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Cho các chị em phụ nữ mới sinh ăn Yến
Đây là một lỗi lầm cực kỳ nghiêm trọng. Phụ nữ sau sinh, thời gian ở cữ cần tránh các thức ăn có tính hàn để mau hồi phục. Tuy Yến Sào trong Đông Y là có tính bình nhưng lại thiên Hàn, sẽ không thích hợp cho phụ nữ giai đoạn ở cữ.
Bên cạnh đó, việc các Tổ Yến chưa xử lý kỹ. Nếu còn sót lông, tạp chất sẽ còn lại sẽ gây hại cho phụ nữ trong giai đoạn hồi phục. Tốt nhất là sau 1-3 tháng tùy cơ địa của mỗi người mới nên dùng Tổ Yến để bồi bổ.
Bệnh gì cũng ăn Yến Sào để tẩm bổ
Đây lại là một sai lầm phổ biến khác mà nhiều người dùng mắc phải. Hiểu được đặc tính của Yến Sào là thiên Hàn. Nên đối với các loại bệnh nhiễm Hàn như cảm mạo, sốt thực nhiệt, đầy bụng, thực nhiệt, đau bụng lạnh thì không nên dùng Tổ Yến.
Nếu dùng Tổ Yến đối với các triệu chứng trên, sẽ làm hàn tính bị nhiễm nặng hơn. Bệnh tình sẽ trở nên xấu hơn nữa.
Xem thêm:
Những bệnh không nên ăn Yến Sào
Đối tượng nào không nên ăn Yến Sào
Cách dùng Yến đúng cách và hiệu quả
Trên là những tác dụng phụ khi dùng Yến không đúng cách. Ở đây, Thanh xin chia sẻ cách dùng Yến đúng, hiệu quả và tiết kiệm. Không những thế, có thể áp dụng cho mọi đối tượng nữa mà không lo bất kỳ tác dụng nào khác.


Yến là thực phẩm bổ sung có nhiều vi chất bổ dưỡng. Để đạt hiệu quả cao, chúng ta cần phải dùng đều chứ không cần dùng nhiều. Mỗi ngày 1 hũ Yến Chưng 70 ml là đủ để các chất bổ đi vào cơ thể bạn. Dùng vào lúc bụng đói trước khi ngủ hoặc sáng sau khi ngủ dậy là tốt nhất.
Vậy, hi vọng với những chia sẻ trên, mọi người đã hiểu cách dùng và tác dụng phụ khi dùng Yến. Với bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ với Thanh để được tư vấn miễn phí nhé.
Xen thêm:
Cách chưng Yến đúng và khoa học
Bài viết được thực hiện bởi:
Địa chỉ: 842/3 Nguyễn Trãi, phường 14, Quận 5, TPHCM
Điện thoại: 0906 866 747
Email: Chiang.cvt@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/chiang.thanh
Website: www.cachchungyen.com